Thuế Tự Vệ Là Gì? Các Mặt Hàng Chịu Thuế Tự Vệ Và Cách Tính

Thuế tự vệ là gì? Nhiều người trong số chúng ta đã từng nghe đến thuế tự vệ trong xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa hiểu hết về loại thuế này. Vậy bản chất của thuế tự vệ là gì? Các mặt hàng chịu thuế tự vệ, cách tính thuế và pháp luật Việt Nam về thuế tự vệ như thế nào hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Thuế Tự Vệ Là Gì?

1. Thuế tự vệ là gì?

Đây chính là một trong số các biện pháp mà các quốc gia sử dụng để bảo vệ nền kinh tế, hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh không công bằng từ hàng hóa nhập khẩu.

Theo Khoản 7, Điều 4, Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 107/2016/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016 quy định:

Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Thuế là một khái niệm phổ biến mà hầu hết các tổ chức và cá nhân đều quen thuộc, đặc biệt là những người và doanh nghiệp có thu nhập thuộc diện chịu thuế. Tuy nhiên, thuế tự vệ lại là một thuật ngữ ít được biết đến hơn, do nó chỉ xuất hiện trong một số tình huống đặc biệt và không phải được áp dụng rộng rãi.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuế này, chúng tôi sẽ không chỉ giải thích khái niệm về thuế tự vệ mà còn cung cấp thêm các thông tin liên quan, giúp bạn một cái nhìn toàn diện và hữu ích về thuế tự vệ.

>> Xem nhiều: Thuế xuất nhập khẩu là gì

 Luật Thuế xuất nhập khẩu MỚI NHẤT, Những điểm cần LƯU Ý

2. Điều kiện và nguyên tắc khi áp dụng thuế tự vệ.

(Được quy định chi tiết tại tại Điều 14 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13)

2.1 Điều kiện áp dụng thuế tự vệ

Khi hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến: Thuế tự vệ chỉ được áp dụng khi có sự gia tăng đột ngột và đáng kể về số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Sự gia tăng này phải đủ lớn đối với hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước để gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất trong nước.

Gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa: Sự gia tăng về khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu trên đe dọa sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước. Điều này có thể bao gồm giảm sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, hoặc tăng tỷ lệ thất nghiệp trong ngành hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

2.2 Các nguyên tắc khi áp dụng thuế tự vệ

Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết, nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp, ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.

Tính tạm thời: Thuế tự vệ được áp dụng như một biện pháp bảo vệ tạm thời để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trong nước trước sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Thời gian áp dụng thuế tự vệ thường có thời hạn cụ thể nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Không phân biệt đối xử: Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các nước, không phân biệt bởi nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là tất cả các quốc gia xuất khẩu hàng hóa tương tự hay hàng hóa cạnh tranh vào thị trường nội địa đều bị áp dụng thuế với mức độ tương đương, trừ khi có các thỏa thuận đặc biệt.

Tuân thủ quy định quốc tế: Áp dụng thuế tự vệ phải tuân thủ nghiêm túc các quy định và cam kết quốc tế, của WTO và các hiệp định thương mại mà quốc gia đã ký kết.

Dựa trên kết quả điều tra: Việc áp dụng thuế tự vệ cần dựa trên kết quả điều tra chính thức, ngoại trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời.

3. Thời hạn áp dụng thuế tự vệ

Theo quy định của luật thuế xuất khẩu 2016:

- Thời hạn áp dụng thuế tự không vượt quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
- Có thể thuế tự vệ sẽ được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo nếu hàng hóa nhập khẩu đó vẫn còn gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Nhưng cần có bằng chứng chứng minh rõ ràng rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.

4. Quy định của pháp luật Việt Nam về thuế tự vệ

4.1 Các mặt hàng chịu thuế tự vệ

Không phải hàng hóa nào khi xuất khẩu, nhập khẩu cũng phải nộp thuế tự vệ. Các mặt hàng chịu thuế tự vệ được quy định cụ thể tại Điều 2 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.

cach-tinh-thue-tu-ve.png

Các mặt hàng chịu thuế tự vệ bao gồm: 

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Ngoài ra, tại Điều luật này cũng quy định chi tiết đối tượng không phải chịu thuế tự vệ theo quy định. Cụ thể có:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

>> Xem thêm: Khu Phi Thuế Quan Là Gì? Các Khu Phi Thuế Quan Tại Việt Nam

Kho Bảo Thuế Là Gì? Phân Biệt Kho Ngoại Quan Và Kho Bảo Thuế

4.2 Đối tượng nộp thuế tự vệ

Theo quy định tại Điều 3, Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu 2016 đối tượng phải nộp thuế tự vệ cụ bao gồm các đối tượng sau:

- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

- Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

5 Cách tính thuế tự vệ

5.1 Cơ sở tính thuế tự vệ

- Căn cứ vào số lượng đơn vị của từng mặt hàng nhập khẩu được ghi nhận trên tờ khai hải quan, áp dụng cho các loại thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, và thuế chống trợ cấp;

- Căn cứ vào trị giá hải quan của từng mặt hàng nhập khẩu làm cơ sở tính thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, và thuế chống trợ cấp;

- Chiếu theo mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng theo quy định hiện hành của Bộ Công Thương.

5.2 Cách tính thuế tự chi tiết

Thuế tự vệ được tính theo từng trường hợp cụ thể

– Tính thuế tự vệ theo tỷ lệ phần trăm:

Số tiền thuế tự vệ phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ * Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa * Thuế suất thuế tự vệ

– Tính thuế tự vệ theo mức thuế tuyệt đối:

Số tiền thuế tự vệ phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế tự vệ * Số tiền thuế tự vệ phải nộp trên một đơn vị hàng hóa.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng một trong hai cách tính trên.

>> Xem thêm: Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu 2024

Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Trên đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã tổng hợp thông tin chi tiết về Thuế tự vệ là gì? Các mặt hàng chịu thuế tự vệ, đối tượng nộp thuế tự vệ? Các tính thuế tự vệ. Với những thông tin trên hy vọng đã mang tới cho bạn những kiến thức bổ ích để phục vụ cho công việc bạn.

Các kiến thức về thuế tự vệ sẽ được giảng dạy chi tiết trong khóa học xuất nhập khẩu tại Lê Ánh. Các bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế của Lê Ánh để nâng cao kiến thức nghiệp vụ về ngành xuất nhập khẩu, logistics của mình.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký