Con Gái Theo Đuổi Ngành Logistics: Nên hay Không?

Trong những năm gần đây, ngành Logs phát triển nhanh như vũ bão, người người nhà nhà chuyển qua làm logistics. Tuy vậy, có nhiều quan niệm sai lầm về ngành logistics khiến nhiều bạn gái ái ngại khi có ý định chuyển sang ngành Logistics như con gái làm logistics khổ, làm logistics "Logistics chắc cả ngày dầm mưa dãi nắng ngoài kho bãi, cảng biển", "Con gái mà học logistics", "toàn công việc tay chân"...là kha khá nỗi lo của không chỉ các bậc cha mẹ mà còn của các bạn học sinh, sinh viên.

Vậy sự thực như thế nào? con gái có nên học logistics hay không? Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ có chia sẻ chi tiết ở bài viết này.

»»»»» Khóa học logistics cho người mới bắt đầu

1. Tìm hiểu về ngành Logistics

Logistics là gì? Ngành logistics là gì? đây là câu hỏi vẫn có nhiều bạn thắc mắc khi tìm hiểu về Logistics. Thuật ngữ Logistics không có một từ tiếng Việt nào có thể diễn tả được. Logistics mang nghĩa rộng, nhưng trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến Logistics trong phạm trù logistics quốc tế, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, logistics là hoạt động hậu cần, cung cấp dịch vụ về thủ tục hải quan và vận tải nội địa, kho bãi,... cho các doanh nghiệp có các hoạt động xuất nhập khẩu.

Không chỉ vậy, các công việc liên quan đến các điều kiện để được xuất hay nhập khẩu (được hiểu chung là giấy phép), xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,...các doanh nghiệp logistics cũng đảm nhận.

Để biết rõ về sự phát triển của ngành logistics, chúng ta có thể nhìn vào con số như sau:

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN) logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 nhân lực.

Chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM đã đưa ra kết quả khảo sát giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực chung các ngành tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 310.000 – 330.000 chỗ làm việc. Trong đó, ngành Logistics chiếm 5%, nghĩa là mỗi năm TP.HCM cần khoảng 15.000 nhân lực cho ngành này.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của ngành này vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng. Đây chính là cơ hội tốt để thế hệ trẻ có thể xây dựng sự nghiệp & góp phần vào sự phát triển của ngành Logistics nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.

con gái nên học logistics không

Xem chi tiết: Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics học gì?

2. Một số quan niệm sai lầm về nghề Logistics.

Quan niệm về giới tính

Với đặc thù công việc ”nghe tên đã thấy cực” như logistics, nhiều người nghĩ ngành này không phù hợp với các bạn nữ.

Tuy nhiên với bản tính tỉ mỉ, chỉn chu và khéo léo ngoại giao, nhiều bạn nữ vượt qua định kiến và thăng tiến rất tốt trong công việc.

Quan niệm Logistics là công việc tay chân

Nhiều người cũng đùa rằng “logistics học xong đi làm shipper, lái xe cẩu...” 80% công việc trong công ty logistics là vận hành, nhưng cũng chia thành nhiều nhóm vị trí việc khác nhau. Nhìn chung Kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ mới chính là tấm vé thông hành giúp bạn đạt được vị trí nghiệp vụ cao.

3. Thực tế về nghề Logistics

Nếu bạn vẫn chưa tin là con gái có thể làm tốt nghề logistics, chắc chắn bạn chưa hiểu rõ về đặc thù nghề này.

Trong các khóa học xuất nhập khẩu & khóa học logistics thực tế, chúng tôi luôn đề cập đến các yêu cầu công việc & đặc thù của từng vị trí công việc trong doanh nghiệp logistics.

Vậy cụ thể đặc thù công việc ở từng vị trí trong doanh nghiệp logistics như thế nào?

(Trong phạm vi bài viết này chúng tôi để cập đến các doanh nghiệp Logistics cung cấp các dịch vụ Vận tải, Hải quan, kho bãi,..cho doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu)

Làm logistics không đơn thuần là công việc tay chân, và cũng tùy từng vị trí công việc, tính chất công việc sẽ khác nhau.

Ngành logistics đòi hỏi có sự nhạy bén, chính xác & khả năng tư duy tốt. Đây cũng là ngành hội tụ nhân lực có trình độ cao. Không chỉ các ngành Kỹ thuật, Logistics cũng là ngành đòi hỏi được đào tạo bài bản & thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, đa số các vị trí công việc trong nghề này làm việc tại văn phòng.

Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến nhất trong công ty Logistics, bạn nên tìm hiểu trước khi xác định làm ở vị trí nào trong doanh nghiệp.

Vị trí Sale Logistics

Công việc của vị trí sale logistics.

Bản chất vị trí này chính là người bán cước, bán dịch vụ của công ty logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cụ thể công việc ở vị trí này như sau:

  • Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ vận tải quốc tế, thủ tục hải quan, xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa, mua bảo hiểm hàng hóa,...
  • Tư vấn và báo giá các dịch vụ của doanh nghiệp, soạn thảo hợp đồng, lập thủ tục ký kết hợp đồng.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh, hỗ trợ khách hàng, trả lời thắc mắc khách hàng liên quan đến dịch vụ.
  • Chăm sóc khách hàng hiện tại, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới.
  • Duy trì & phát triển mối quan hệ với các đơn vị đối tác, khách hàng.

Yêu cầu đối với sale Logistics:

  • Để làm tốt vị trí này, bạn cần có kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn thực sự chăm chỉ.
  • Có Kiến thức chuyên môn liên quan đến Vận chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, biết tính toán các chi phí vận tải, tra cứu mã HS code, tính thuế,...

Vị trí nhân viên chứng từ logistics

Nhân viên chứng từ là vị trí được hầu hết các bạn nữ lựa chọn. trên thực tế đây là một lựa chọn phù hợp với hầu hết các bạn muốn tham gia vào Logistics vì yêu cầu đơn giản về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn. Hơn nữa, mức lương ở vị trí cũng khá tốt, không bị áp lực chốt doanh số như vị trí sale logistics.

Công việc chính của nhân viên chứng từ là tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập, xuất được chở trên tàu. Bộ phận này có trách nhiệm là phải đảm bảo tính chính xác của chứng từ về hàng hóa xuất – nhập trên tàu trước khi thông quan, đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình, thủ tục pháp lý.

Cụ thể, công việc của nhân viên chứng từ là gì?

  • Soạn thảo, đàm phán các điều kiện, điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu.
  • Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ nhập khẩu trước khi tiến hành các thủ tục thanh toán quốc tế.
  • Theo dõi, cập nhật hành trình các lô hàng nhập khẩu (ngày đi, ngày về, lưu cont, lưu bãi).
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan nhập khẩu, lên tờ khai thông quan nhập khẩu hàng hóa về nội địa.
  • Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu, bao gồm C/O theo yêu cầu của đầu nhập khẩu.
  • Rà soát, kiểm tra bộ hồ sơ nhập khẩu
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng, dỡ hàng tại Cảng, làm thủ tục hải quan
  • Tìm hiểu các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa khi được yêu cầu.
  • Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
  • Các công việc khác theo sự phân công của Ban giám đốc.

Kiến thức, kỹ năng cần có:

  • Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh
  • Cần có khả năng ngoại ngữ tốt, thành thạo tin học văn phòng, giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt, tỉ mỉ và có trách nhiệm trong công việc.

Vị trí nhân viên giao nhận hiện trường (Ops)

Vị trí này này thường không yêu cầu cao về ngoại ngữ, kiến thức và đặc biệt một số doanh nghiệp tuyển vị trí này không yêu cầu kinh nghiệm.

Nhân viên hiện trường là một lựa chọn thích hợp cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp vì yêu cầu đơn giản về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn

Công việc của vị trí Ops gồm:

  • Trực tiếp đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục hải quan, thủ tục giao nhận hàng hóa.
  • Làm việc tại cảng hàng không, cảng biển, kho bãi. Riêng với hàng đi Sea nhân viên Ops sẽ là người chọn vỏ container để đóng hàng.
  • Đến các đơn vị, cơ quan nhà nước, các công ty kiểm định để xin các loại giấy phép, giấy chứng nhận cho lô hàng.
  • Thực hiện phối hợp giữa hoạt động của các nhân viên tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu và hải quan cửa khẩu.

Kiến thức, kỹ năng cần có:

  • Nhân viên Ops cần có kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh, có kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa
  • Khả xử lý tình huống phát sinh tốt, làm việc nhóm cũng như độc lập tốt, biết cách quản lý thời gian, công việc khoa học…
  • Không ngại khó khăn, làm việc với thời gian linh hoạt, có thể sẽ phải làm thủ tục vào buổi tối, ngày cuối tuần,...

Với đặc thù công việc như vậy, vị trí Ops thường phù hợp với các bạn nam có sức khỏe tốt, có thể dầm mưa dãi nắng. Các bạn nữ có thể làm được vị trí này tuy nhiên sẽ rất vất vả, vì vậy chúng ta sẽ ít bắt gặp nữ giới đi làm thủ tục hải quan ở Cảng.

Như vậy, có thể thấy rằng các bạn nữ hoàn toàn có thể làm tốt nghề logistics, những quan niệm ở trên không có căn cứ và chỉ đại diện cho thiểu số.

Để có thể tìm hiểu chi tiết về nghề Logistics, về công việc trong công ty Logistics, trang bị kiến thức về Logistics, bạn có thể tham khảo khóa học thực tế về Xuất nhập khẩu & Logs tại Trung tâm đào tạo uy tín như XNK Lê Ánh.

XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nộikhóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu onlinebạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855/0966199878

Bài viết xem nhiều:

Từ khóa liên quan: ngành logistics, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, logistics là ngành gì, ngành logistics là gì, ngành logistics học trường nào, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì, các trường đào tạo ngành logistics ở tphcm, điểm chuẩn ngành logistics các trường, các trường đào tạo ngành logistics ở hà nội, các trường đào tạo ngành logistics, lương ngành logistics, học ngành logistics ra làm gì

5.0
(1 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
27/12/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký