Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Để hạn chế tối thiểu các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình vận tải quốc tế, đặc biệt loại hình vận tải đường biển, các đơn vị sẽ mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Một số thông tin chung cần thiết khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mà bạn cần biết, cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là hình cam kết bồi thường của người bảo hiểm cho người được bảo hiểm về những tổn thất, hư hỏng của đối tượng được bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện là người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho người bảo hiểm.

Đối tượng tham gia vào bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

- Người bảo hiểm (Insurer, Underwriter, Insurance Company): Là người thu phí bảo hiểm, nhận trách nhiệm về rủi ro và phải bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra trong phạm vi giá trị đã thoả thuận. Trong thực tế, người bảo hiểm thường là các công ty bảo hiểm.

Ví dụ ở Việt Nam có các công ty như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, PV Insurance...

- Người được bảo hiểm (Insured or Assured): Là người trả phí bảo hiểm (còn gọi là người mua bảo hiểm), là người chịu tổn thất khi có rủi ro xảy ra và là người được người bảo hiểm bồi thường. Trong thương mại quốc tế, người được bảo hiểm thường là nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Đối tượng bảo hiểm (subject matter insured): Là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm. Trong hoạt động XNK, đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá xuất nhập khẩu trong quá trình chuyên chở.

- Rủi ro được bảo hiểm (risk insured against): Là rủi ro đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do những rủi ro đã thoả thuận gây ra. Thực tế, các rủi ro này không được thể hiện trực tiếp trên hợp đồng mà được thể hiện gián tiếp qua các điều khoản tham chiếu đến nguồn điều chỉnh.

Ví dụ, tại Viện các nhà bảo hiểm London (Institute of London Underwriters), có ba điều khoản chính liên quan đến rủi ro trong vận tải biển là Điều kiện A, Điều kiện B và Điều kiện C. Điều kiện A bao gồm tất cả các rủi ro, ngoại trừ các rủi ro đặc biệt như chiến tranh, đình công,... Điều kiện B ít rủi ro hơn, còn Điều kiện C ít rủi ro nhất.

Thông thường những nhà xuất nhập khẩu luôn tham gia bảo hiểm với Điều kiện A, vì nó bảo hiểm rủi ro tốt hơn.

- Phí bảo hiểm (insurance premium): Là khoản tiền người được bảo hiểm trả cho người bảo hiểm để có quyền lợi bảo hiểm. Đây là khoản tiền không truy đòi, nghĩa là cho dù tổn thất không xảy ra, thì người được bảo hiểm cũng không có quyền đòi lại khoản tiền này. Vì trong số những người tham gia mua bảo hiểm, chỉ có một số ít người gặp rủi ro và chịu tổn thất được người bảo hiểm bồi thường, do đó phí bảo hiểm thường là một số tiền rất nhỏ so với số tiền được bảo hiểm.

- Giá trị bảo hiểm (insured value): Là giá trị của đối tượng được bảo hiểm.

Ví dụ: Tổng trị giá lô hàng, tài sản...

- Số tiền bảo hiểm (insured amount): Là số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp giá trị bảo hiểm lớn, thì phí bảo hiểm có thể vượt quá khả năng tài chính của khách hàng. Do đó, khách hàng có thế quyết định số tiền bảo hiểm chỉ là một phần của giá trị bảo hiểm.

»» Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết của giảng viên khóa học xuất nhập khẩu online tại Lê Ánh về Insurance Certificate - Chứng Thư Bảo Hiểm qua video dưới đây

2. Tại sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong quá trình vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu (chủ yếu bằng đường biển), người kinh doanh xuất nhập khẩu phải mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vì các lý do sau đây:

- Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường gặp rủi ro có thể gây ra tổn thất, hư hỏng. mất mát về hàng hoá như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, cháy, nổ. mất tích, không giao hàng....

- Theo tập quán vận tải quốc tế, trách nhiệm của người vận tải là rất hạn chế, hơn nữa việc khiếu nại đòi người vận tải bồi thường rất phức tạp, khó khăn và kéo dài.

- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, bảo vệ và tạo tâm lý an toàn đối với nhà kinh doanh.

Vì vậy, trong hợp đồng ngoại thương, một nội dung cần được quy định giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu là: "Ai là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá?” trong quá trình chuyên chở từ nơi nhà xuất khẩu đến nơi nhà nhập khẩu.

Trong thực tế, theo thoả thuận nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hoá cho toàn bộ hành trình chuyên chở.

Ví dụ, nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là FOB hay CFR, thì nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa kể từ thời điểm nhà xuất khẩu giao hàng lên tàu cho tới nơi đến cuối cùng của hàng hoá; hoặc nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIF, thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa từ khi giao hàng cho tới nơi đến cuối cùng của hàng hoá.

Tuy nhiên, nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng có thể thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIP (carriage and Insurance paid to named destination), tức nhà xuất khẩu chỉ chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá đến một nơi nhất định theo thỏa thuận, trách nhiệm còn lại do nhà nhập khẩu chịu. Để biết thêm về trách nhiệm của từng bên trong từng điều kiện thương mại.

Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học Khai báo Hải quan

3. Các loại chứng từ bảo hiểm hàng hóa

Cho dù nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm mua bảo niệm, thì quy tắc và nội dung bảo hiểm là không thay đổi. Sau đây ta xét trường hợp nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm là như thế nào.

Khi nhà XK bán hàng một cách thường xuyên, anh ta thường ký một Hợp đồng bảo hiểm bao (open policy, floating policy, open cover) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu tại bất cứ thời điểm nào trong một thời hạn nhất định (thường là một năm) theo các điều kiện và điều khoản như đã thoả thuận trước.

Mỗi lần giao hàng, nhà xuất khẩu lập tờ khai về các chỉ tiêu liên quan đến lô hàng và trả phí bảo hiểm. Trên cơ sở tờ khai, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) hoặc công ty bảo hiểm ký xác nhận vào tờ khai (Declaration under an open cover) và trao cho khách hàng.

Ưu điểm của hệ thống bảo hiểm bao là tránh được việc phải thỏa thuận lại các điều kiện về bảo hiểm đối với mỗi lần giao hàng và tránh được việc phải phát hành một hợp đồng bảo hiểm riêng biệt cho từng chuyến hàng có chi phí rất cao.

Nếu nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên, từng lần riêng biệt, thì mỗi lần giao hàng phải thỏa thuận với công ty bảo hiểm về các điều kiện bảo hiểm cho lô hàng đó để được công ty bảo hiểm phát hành cho một bảo hiểm đơn (insurance policy). bảo hiểm đơn gồm hai mặt, mặt trước ghi những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hoá tham gia bảo hiểm, mặt sau ghi đầy đủ các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm, do đó nếu có kiện tụng, tòa án chỉ cần căn cứ vào bảo hiểm đơn để xét xử chứ không cần đến hợp đồng bảo hiểm. _

Điều chú ý là, Phiếu bảo hiểm (Cover Note) không phải là chứng từ bảo hiểm, vì nó không phải là hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành, mà chỉ đơn thuần là một tờ giấy xác nhận bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm phát hành; do đó, không thể dùng phiếu bảo hiểm để khiếu nại đòi tiền bồi thường người bảo hiểm được.

Bảo hiểm đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm?

Hiện nay, ở nhiều nước người mua bảo hiểm muốn kiện công ty bảo hiểm trước toà án về việc không bồi thường tiền bảo hiểm phải có bảo hiểm đơn, điều này hàm ý chỉ riêng giấy chứng nhận bảo hiểm là chưa đủ bằng chứng pháp lý để tiền hành kiện công ty bảo hiểm trước toà án. Nghĩa là, về mặt pháp lý Giấy chứng nhận bảo hiểm không có giá trị bằng bảo hiểm đơn vì nó có những mặt hạn chế khi ra trước toà án.

Vì vậy, một số người cho rằng khi mua bảo hiểm nhất thiết phải yêu cầu công ty bảo hiểm cấp một bảo hiểm đơn thì mới chắc chắn. Tuy nhiên, thực tế điều này là không quan trọng và không cần thiết, bởi vì mỗi lần cấp bảo hiểm đơn rất tốn kém, hơn nữa khi có tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm chi cần xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm là được công ty bảo hiểm bồi thường. Chừng nào công ty bảo hiểm không bồi thường một cách hợp pháp, có thể là do phá sản hoặc có tranh chấp xảy ra phải cần đến toà án giải quyết thì lúc đó mới cần đến bảo hiểm đơn.

Trong thực tế, những tình huống này rất hiểm khi xảy ra, do đó các bên có liên quan cũng chấp nhận Giấy chứng nhận bảo hiểm như là bảo hiểm đơn, nghĩa là cả hai loại chứng từ bảo hiểm này được coi là có giá trị như nhau.

Tóm lại, qua phân tích cho thấy, bảo hiểm đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm là những chứng từ do Công ty bảo hiểm cập cho người được bảo hiểm, có các tác dụng chính sau đây:

- Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm với các điều kiện và điều khoản của hợp đồng.

- Xác nhận việc người được bảo hiểm trả phí còn người bảo hiểm thu phí, do đó nó thừa nhận rằng hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực.

- Là chứng từ cần thiết để khiếu nại tiền bồi thường bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất cho hàng hoá.

Hy vọng bài chia sẻ về các loại vận đơn của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích tới bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Xuất nhập khẩu Lê Ánh nhé.

XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu thực tế, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Hotline: 0904848855

>>>>> Bài viết tham khảo:

Hối Phiếu Là Gì? So Sánh Hối Phiếu Và Lệnh Phiếu

CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC

Sửa Đổi LC Chuyển Nhượng Trong Thanh Toán Quốc Tế

LSS Là Phí Gì

OPS Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu

5.0
(4 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
28/03/2023

06/04/2023

26/09/2023

25/05/2023

Popup Image
Bình luận
Kai
00:04:26 AM 06/09/2022

Đối tượng được bảo hiểm XNK là gì a

Trả lời

Ẩn

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký