Freight Charge Là Gì? Cước Phí Vận Chuyển Trong Logistics

Freight Charge là gì? Đây là thuật ngữ quen thuộc trong ngành logistics, dùng để chỉ chi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận. Freight Charge đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán tổng chi phí cho các giao dịch thương mại trong xuất nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong bài viết này, Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Freight Charge, các yếu tố ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển, và cách thức tính toán chúng trong chuỗi cung ứng logistics.

Freight Charge Là Gì

1. Freight Charge là gì?

Freight Charge là cước phí vận chuyển, đây là chi phí vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến cuối cùng trong quá trình logistics mà người gửi hàng phải thanh toán cho việc vận chuyển hàng hóa thông qua đơn vị dịch vụ vận tải hoặc công ty giao nhận.

Freight Charge bao gồm nhiều thành phần khác nhau, từ chi phí vận chuyển thực tế, xử lý hàng hóa, đến các dịch vụ bổ sung như bảo hiểm, nhằm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian và an toàn đến địa điểm nhận.

Cước phí Freight Charge có thể bao gồm nhiều khoản chi phí liên quan như: chi phí vận tải, phí xếp dỡ hàng hóa, bốc dỡ container, chi phí bảo hiểm, và các loại phụ phí khác.

Freight Charge thường phụ thuộc vào các yếu tố như trọng lượng hàng hóa, kích thước, loại phương tiện vận chuyển (đường biển, đường hàng không, đường bộ), khoảng cách giữa điểm gửi và điểm nhận, và các điều kiện hợp đồng vận tải như Freight Collect hoặc Freight Prepaid. Đây là yếu tố quan trọng trong việc tính toán tổng chi phí vận chuyển và giá trị cuối cùng của sản phẩm trong chuỗi cung ứng.

>> Xem thêm: Local Charge (LCC) Là Gì? Cách Tính Phí Local Charge Thường Gặp

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Freight Charge

Cước phí vận chuyển (Freight Charge) không cố định mà ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình vận chuyển hàng hóa dưới đây:

Trọng lượng và kích thước hàng hóa: Trọng lượng thực tế và trọng lượng thể tích (dựa trên không gian hàng hóa chiếm) đều ảnh hưởng đến Freight Charge. Tùy theo yếu tố nào lớn hơn sẽ được áp dụng. Hàng hóa càng nặng thì cước phí vận chuyển càng cao. Với các mặt hàng cồng kềnh nhưng nhẹ, các đơn vị vận chuyển thường áp dụng trọng lượng thể tích để tính cước.

Trọng lượng thể tích = (dài x rộng x cao) x hệ số thể tích

Khoảng cách vận chuyển: Tuyến đường vận chuyển càng xa thì cước phí vận chuyển Freight Charge càng cao. Đặc biệt trong hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, khoảng cách không chỉ ảnh hưởng đến cước phí mà còn bao gồm các phụ phí như thuế nhập khẩu, hải quan và chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển giữa các quốc gia.

Phương thức vận chuyển: Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có mức phí khác nhau, với đường hàng không thường đắt nhất nhưng nhanh nhất, còn đường biển rẻ hơn nhưng thời gian vận chuyển hơn.

Với đường biển, cước phí Freight Charge thấp hơn, thường được tính theo hàng full container (FCL – Full Container Load) hoặc hàng lẻ container theo khối lượng/diện tích (LCL – Less than Container Load).

Đường hàng không: Cước phí cao hơn do tốc độ vận chuyển nhanh, thường tính theo trọng lượng thể tích.

Đường bộ: Cước phí được tính dựa trên số km, trọng lượng hàng và loại xe tải sử dụng.

Đường sắt: Thường áp dụng cho vận chuyển trong nội địa với chi phí trung bình giữa đường biển và đường hàng không.

Phụ phí: Các phụ phí cũng ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển Freight Charge như phí nhiên liệu, phí cầu đường, phí an ninh và phí bảo hiểm hàng hóa đều được tính thêm tùy theo tình huống và điều kiện vận chuyển.

Thời gian giao hàng: Giao hàng nhanh sẽ có cước phí Freight Charge cao hơn so với giao hàng tiêu chuẩn, do yêu cầu về thời gian vận chuyển ngắn hơn.

Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến mức Freight Charge cuối cùng mà người gửi hoặc nhận hàng phải thanh toán trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

>> Xem thêm: Cách tính phí Demurrage, Detention, Storage trong vận tải đường biển

Tham khảo: Học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu

3. Cách tính Freight Charge

Cước phí vận chuyển hàng hóa (Freight Charge) thường được tính theo ba phương pháp phổ biến: dựa trên đơn vị hàng hóa, khoảng cách vận chuyển, và tỷ lệ phần trăm giá trị hàng hóa.

cach-tinh-freight-charge.png

Cước phí mỗi đơn vị (Freight Charge Per Unit):

Phương pháp này tính dựa trên trọng lượng hoặc thể tích hàng hóa.
Ví dụ:
Theo kilogram: $0.50 cho mỗi kilogram hàng hóa.
Theo mét khối: $1.20 cho mỗi mét khối hàng hóa.
Người gửi có thể ước tính chi phí vận chuyển dựa trên số lượng hoặc thể tích thực tế của hàng hóa.

Cước phí mỗi kilomet (Freight Charge Per Kilometer):

Phương pháp này dựa trên khoảng cách di chuyển của hàng hóa và loại phương tiện sử dụng:
Xe tải nhỏ/đơn: €0.40 – €0.60/km.
Xe tải tiêu chuẩn: €1.00 – €1.20/km.
Phương tiện ADR (hàng nguy hiểm): €1.20 – €1.60/km.
Phương tiện làm lạnh (FRIGO): €1.20 – €1.80/km tùy vào nhiệt độ vận chuyển.
Xe bồn: €1.50 – €3.00/km.

Cước phí theo tỷ lệ phần trăm (Freight Charge Percentage):

Phương pháp này tính cước phí dựa trên một tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa.

Ví dụ, nếu cước phí là 5% và giá trị hàng hóa là €1,000, chi phí vận chuyển sẽ là €50 (5% của €1,000).

Phương pháp này thường áp dụng cho các lô hàng có giá trị cao để dễ dàng xác định chi phí dựa trên giá trị của hàng hóa.
Các phương pháp này giúp xác định chi phí vận chuyển dựa trên loại hàng hóa, khoảng cách, hoặc giá trị của hàng, mang lại sự linh hoạt và minh bạch cho cả người gửi và đơn vị vận chuyển.

4. Các hình thức thanh toán cước phí vận chuyển Freight Charge trong logistics

Có hai hình thức thanh toán cước phí vận chuyển Freight Charge trong logistics là Freight Collect và Freight Prepaid, hai hình thức này khác biệt chủ yếu về người chịu trách nhiệm thanh toán và thời điểm thanh toán.

Phân biệt Freight Collect và Freight Prepaid chi tiết thể hiện qua bảng sau:

Tiêu chí

Freight Collect

Freight Prepaid

Người chịu trách nhiệm thanh toán

Người nhận hàng (Consignee) 

Người gửi hàng (Shipper)

Thời điểm thanh toán

Khi hàng hóa đến nơi, tại cảng đích

Trước khi hàng hóa được vận chuyển

Địa điểm thanh toán

Cảng đến hoặc khi hàng hóa được giao

Cảng xuất phát hoặc trước khi hàng được gửi đi

Ưu điểm

Người gửi không phải trả trước chi phí vận chuyển

Người nhận không phải trả thêm phí vận chuyển

Nhược điểm

Người nhận phải thanh toán ngay khi hàng đến

Người gửi phải chịu toàn bộ chi phí trước vận chuyển

Xem thêm:

5. Ý nghĩa, vai trò của Freight Charge

Freight Charge ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp xác định tổng chi phí sản phẩm, từ đó đưa ra mức giá bán hợp lý.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Quản lý tốt cước phí vận chuyển giúp tối ưu hoạt động logistics, đảm bảo hàng hóa đến đúng thời gian và giảm thiểu chi phí.

Đảm bảo hiệu quả kinh doanh: Việc tính toán Freight Charge hợp lý giúp doanh nghiệp chọn phương thức vận chuyển phù hợp, cân bằng giữa chi phí và thời gian giao hàng.

Tăng tính minh bạch: Freight Charge tạo ra sự rõ ràng về trách nhiệm thanh toán giữa người gửi và người nhận, giúp tránh tranh chấp và thúc đẩy hợp tác.

Cước phí vận chuyển tác động đến việc lựa chọn phương thức vận tải nhanh hoặc tiết kiệm, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Những lưu ý khi đàm phán Freight Charge

- Thương lượng với công ty logistics chi tiết về mức cước và điều kiện vận chuyển trước khi ký hợp đồng, đàm phán chiết khấu cho đơn hàng lớn hoặc hợp đồng dài hạn. Cần yêu cầu cam kết về thời gian và chất lượng dịch vụ.

- So sánh giá giữa các đối tác dịch vụ vận chuyển: lập kế hoạch tìm hiểu, thu thập báo giá từ nhiều nhà vận chuyển khác nhau để so sánh cước phí và dịch vụ. Cân nhắc về độ tin cậy khi chọn đối tác, lưu ý tới các ưu đãi như miễn phí bảo hiểm hoặc phụ phí giảm giá.

- Lưu ý phụ phí và chi phí bổ sung: tìm bên dịch vụ có chính sách rõ ràng về các phụ phí tiềm ẩn như phí nhiên liệu, phí an ninh, phí lưu kho.

Những lưu ý trên giúp doanh nghiệp bạn tối ưu hóa chi phí và tránh rủi ro khi thương lượng Freight Charge.

Freight Charge đóng vai trò thiết yếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa logistics, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tổng thể và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiểu rõ cách tính cước phí, các yếu tố ảnh hưởng tới Freight Charge giúp các bên liên quan đưa ra quyết định hợp lý trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển, đồng thời tối ưu hóa chi phí.

Hy vọng qua bài viết trên Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp những thông tin hữu ích về Freight Charge cho bạn, doanh nghiệp của bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Freight Charge.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký