Ngành supply chain và cơ hội việc làm ở Việt Nam
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phạm Mai Anh - Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế Trường Đại học Ngoại Thương, Trưởng Phòng BSC & Xuất Nhập Khẩu tại Công Ty AB Inbev, Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế; Khóa học Purchasing & Sale xuất khẩu chuyên sâu tại Trung tâm Lê Ánh.
Supply chain cùng với logistics là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian vài năm trở lại đây. Nhưng nếu tìm hiểu kĩ thì bạn có thể thấy những thuật ngữ này đã có mặt ở Việt Nam cách đây cả chục năm. Vậy supply chain là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong ngành này thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ trong bài viết hôm nay. mẫu báo cáo tài chính nội bộ
1. Supply chain là gì?
Supply chain là cụm từ khá khó định nghĩa, nó là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều nội dung khác nhau. Cách đơn giản nhất để bạn hiểu về supply chain, nó là hệ thống các tổ chức về con người, hoạt động, thông tin có liên quan đến việc vận chuyển các sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (Vendor) đến các doanh nghiệp (Company) rồi từ các doanh nghiệp (Company) đến tay người tiêu dùng cuối cùng (Consumer).
Có thể nói nó là một chuỗi cung ứng các hoạt động theo chiều rộng và chiều sâu, không đơn giản chỉ là nghiệp vụ làm theo chu trình, mà nó còn đi sâu vào định hướng, phát triển nghiệp vụ đó.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đây là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm và chú trọng. Đặc biệt là các tập đoàn lớn trên thế giới,họ luôn luôn nghiên cứu và tìm ra những giải pháp làm sao để: Giảm chi phí vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất, giảm thiểu được số lượng hàng tồn kho một cách có hiệu quả,…và vô số các vấn đề khác được đặt ra.
Cũng chính vì vậy, đây là một ngành nghề lúc nào cũng đòi hỏi nguồn nhân lực cực kỳ đông và có chuyên môn hóa cao,…. khóa học hành chính nhân sự
>>>>> Xem thêm: Tại sao nên thuê dịch vụ logistics
2. Cơ hội nghề nghiệp ngành Supply chain
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành supply chain ngày càng lớn hơn, đặc biệt ở một đất nước đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam. Tuy nhiên nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của supply chain khá chuyên biệt.
Vì vậy, những bạn trẻ đang muốn trở thành Chuyên viên dự báo nguồn hàng; Hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu; Lên kế hoạch sản suất; Quản lý hàng tồn kho; Quản lí dự án; Chuyên viên làm việc tại các kho bãi, vận chuyển; Chuyên viên làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; Chuyên viên mua hàng;…. tham gia vào lĩnh lực Supply Chain, Logistics, ngay bây giờ, hãy chuẩn bị hành trang thật vững. Chúc các bạn thành công!
3. Bạn có bị nhầm lẫn giữa supply chain và Logistics?
Bạn có thể hiểu Logistics là các hoạt động trong phạm vi của 1 tổ chức nhất định (single organization) còn Supply Chain là mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty làm việc cùng nhau. Logistics truyền thống (Traditional Logistics) tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối & quản lý hàng tồn kho.
Supply Chain Management còn bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính & dịch vụ khách hàng (customer service)” – trích dẫn từ sách “Essential of Supply Chain Management” của Michael Hugos.
Như vậy, supply chain và logistics có sự khác nhau cơ bản sau:
– Supply chain bao hàm tất cả các hoạt động, quy trình logistics giữa các bộ phận & giữa các công ty với nhau. phân tích tài chính doanh nghiệp
– Logistics Management là 1 bộ phận của supply chain, bao gồm các hoạt động giúp quản lý dòng chảy của hàng hoá 1 cách hiệu quả.
Mong rằng bài viết này giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về chuỗi cung ứng (Supply chain) cho bạn!
Bài viết được chia sẻ bời đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.
Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.
Chúc bạn thành công!