SKU là gì? Ý nghĩa của SKU trong quản trị kho hàng

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phan Thị Thương Thương - Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Assistant Logistics Manager tại Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, Giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu thực tế & Khóa học Khai báo Hải quan Chuyên sâu tại Trung tâm Lê Ánh.

Trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, SKU của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được tốt hàng hóa trong kho hàng. Từ đó có thể kiểm tra được chính xác hàng trong kho, đảm bảo cho kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Mỗi sản phẩm trong kho hàng của bạn đều cần có một mã riêng biệt để quản lý tốt hơn. Vì vậy mã SKU ra đời để dễ dàng tìm kiếm, theo dõi, giúp bán hàng và quản lý hàng hóa hiệu quả.

SKU đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và là công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng, quản lý sản phẩm một cách dễ dàng và khoa học khi danh mục sản phẩm kinh doanh ngày một mở rộng và đa dạng.

Trong bài viết dưới đây Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh sẽ giúp bạn hiểu rõ mã SKU là gì? Mã SKU được hình thành như thế nào và vì sao mã SKU lại quan trọng, tác dụng sku trong quản trị kho hàng ra sao?

>>>>> Xem thêm: Kỹ năng xin giá dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín

1. SKU là gì?

SKU là gì? SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay hiểu một cách đơn giản đó là Mã hàng hóa

2. Vì sao SKU quan trọng? Tác dụng sku trong quản trị kho hàng

SKU được đánh giá là cần thiết hơn cả Barcode trong việc kiểm soát kho hàng nội bộ, SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm, bạn chỉ cần nhìn và SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng mà không cần quét hệ thống như Barcode.

Bên cạnh đó bạn không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng tới đâu.

Tóm lại:

- Mã SKU là mã nội bộ giúp bạn nhanh chóng định danh sản phẩm để bán hàng và quản lý hàng hóa hiệu quả

- Mã SKU khác nhau giúp phân biệt các phiên bản sản phẩm khác nhau

- Mã SKU giúp phân biệt cùng 1 mặt hàng giữa các kho khác nhau

- Hạn chế tình trạng hết hàng hoặc thất thoát trong quá trình quản lý tồn kho

- Mã SKU là điểm liên kết sản phẩm giữa các kênh khi bán hàng đa kênh

- Quản lý bằng mã SKU là cách quản lý hàng hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì không cần đầu tư cho phần cứng.

3. Cách đặt lên cho SKU dễ nhớ nhất

Một SKU nên gồm những yếu tố sau đây:

- Tên nhà sản xuất (hay tên thương hiệu)

- Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn về chất liệu (cotton, khaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…)

- Ngày mua hàng: Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối)

- Kho lưu trữ: Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho theo khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh,… hoặc theo Quận, Huyện.

- Kích cỡ sản phẩm

- Màu sắc sản phẩm

- Tình trạng sản phẩm: Còn mới hay đã qua sử dụng

Kết hợp tất cả các yếu tố (biến thể) trên lại cùng nhau, bạn sẽ đặt SKU cho sản phẩm theo danh mục một cách dễ dàng

ma-sku-tren-san-pham-la-gi-co-y-nghia-gi-3

Ví dụ mã SKU của sản phẩm máy móc

Tuy nhiên, cũng tùy từng lĩnh vực cũng như cách thức quản lý kho, cách tổ chức xây dựng doanh nghiệp, có thể thiết kế SKU cho phù hợp. Khi hàng hóa được mã hóa theo SKU chắc chắn việc quản lý kho hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đây cũng được coi là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp trong việc quản lý kho hàng.

>>>>> Bài viết tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM

4. Sự khác biệt giữa SKU và UPC

UPC và SKU là hai khái niệm quan trọng trong quản lý kho hàng. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa UPC và SKU:

- UPC là viết tắt của "Universal Product Code" (Mã sản phẩm chung). Đây là một mã số 12 chữ số được sử dụng để nhận dạng sản phẩm trên toàn cầu. Mã số này được cấp bởi GS1 US, một tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm về việc duy trì các tiêu chuẩn kinh doanh toàn cầu

- SKU là viết tắt của "Stock Keeping Unit". Đây là một mã số duy nhất được sử dụng để nhận dạng một sản phẩm cụ thể trong kho hàng của một công ty. SKU thường được sử dụng để quản lý hàng tồn kho và theo dõi doanh thu

Một số điểm khác biệt khác giữa UPC và SKU bao gồm:

  • Mục đích sử dụng: SKU được sử dụng cho mục đích quản lý kho hàng nội bộ, trong khi UPC được sử dụng để nhận dạng sản phẩm bên ngoài.
  • Độ dài mã số: SKU có thể có độ dài khác nhau, trong khi UPC luôn có độ dài 12 chữ số.
  • Loại mã số: SKU có thể là một mã số bao gồm cả chữ và số, trong khi UPC chỉ bao gồm số

Hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích về SKU và ý nghĩa của nó trong quản trị kho hàng qua những chia sẻ của Xuất nhập khẩu Lê Ánh trên đây.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩuoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

5.0
(11 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
27/06/2023

21/03/2023

14/07/2023

13/07/2023

05/03/2023

16/10/2023

07/01/2023

03/06/2023

30/01/2023

05/03/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký