Storage Charge - Phí Lưu Kho: Cách Tính và Lưu Ý

Storage Charge - Phí lưu kho là loại phí rất hay thường gặp trong logistics, xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần nắm rõ về phí lưu kho, cách tính, lưu ý và cách hạn chế phát sinh phí lưu kho để dự trù chi phí, tối ưu hóa quy trình logistics, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ thông tin chi tiết tới bạn về Storage Charge qua bài viết sau đây.

1. Phí lưu kho (Storage Charge) là gì?

Phí lưu kho (Storage Charge) là loại phí liên quan đến container, do cảng thu trực tiếp từ chủ hàng, phát sinh do container phải lưu tại cảng vượt quá thời hạn DEM hay vượt quá số ngày được nằm tại cảng miễn phí.

Storage Charge được sẽ do cảng thu trực tiếp từ chủ hàng mà không thông qua hãng tàu. Thường container sẽ được lưu tại cảng miễn phí trong khoảng 3 - 5 ngày. Nếu vượt quá thời gian này, tức là container đã chiếm dụng không gian lưu trữ của cảng, sẽ phải trả phí lưu kho.

storage-charge-la-gi.png

Storage Charge được tách ra từ phí DEM nên có nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai loại phí này. Khi phát sinh phí DEM cũng sẽ phát sinh Storage Charge.

Hiểu rõ về phí Storage sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vận chuyển, tránh các khoản phí phát sinh không mong muốn.

>> Xem thêm: Freight Charge Là Gì? Cước Phí Vận Chuyển Trong Logistics

2. Cách tính phí lưu kho (Storage Charge)

Phí lưu kho được tính dựa theo thời hạn DEM. Mỗi cảng sẽ có thời hạn lưu kho cho container riêng tầm 3 - 5 ngày. Phí lưu kho sẽ được tính dựa trên số ngày quá hạn lưu kho, chủng loại, kích thước container…

Các yếu tố ảnh hưởng tới Storage Fee

- Loại hàng hóa: tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất hàng hóa, yêu cầu về điều kiện bảo quản ví dụ như hàng đông lạnh, hàng nguy hiểm… thì mức phí Storage sẽ khác nhau.

- Thời gian lưu trữ: thời gian container lưu lại tại cảng càng dài, vượt quá thời hạn lưu kho miễn phí càng nhiều thì doanh nghiệp sẽ phải trả Storage Charge càng cao.

- Mỗi cảng sẽ có mức giá Storage Fee khác nhau, quy định về thời gian cũng như đơn giá khác nhau, cảng trung tâm, có hoạt động qua lại của tàu, container càng nhiều thì mức phí áp dụng có thể cao hơn. Hay mùa cao điểm mức phí được tính cũng cao hơn.

Công thức tính phí lưu kho (Storage Charge)

Phí lưu kho = Số ngày container lưu kho vượt quá thời gian miễn phí × Đơn giá lưu kho/ngày.

Ví dụ: Một container do bên nhập khẩu gặp vấn đề về chứng từ chưa đầy đủ, chính xác nên container phải lưu tại cảng 7 ngày, quá hạn so với dự kiến ban đầu. Tính Storage Fee của container trong trường hợp này, với đơn giá Storage Charge là 50.000đ/ngày.

Thời hạn lưu container tại cảng là miễn phí 3 ngày, số này tính Storage Charge là 7 - 3 = 4 ngày.

Vậy phí lưu kho = 4 ngày x 50.000đ/ngày = 200.000đ.

>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu online cho người mới bắt đầu

3. Nguyên nhân dẫn đến Storage Charge

Phí Storage Charge phát sinh khi container lưu tại cảng vượt quá thời gian miễn phí. Một số nguyên nhân dẫn đến phí Storage gồm:

Thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa chậm trễ:

Việc chuẩn bị chứng từ hải quan không đầy đủ, không chính xác từ phía doanh nghiệp dẫn đến chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa, phát sinh phí Storage Charge. Hoặc doanh nghiệp xử lý chậm trễ các thủ tục liên quan có thể làm kéo dài thời gian thông quan, hàng hóa sẽ nằm lại tại cảng lâu hơn phát sinh phí Storage và các phí khác đi kèm.

Lỗi chứng từ: Khi hải quan kiểm tra bộ chứng từ, phát hiện ra những sai sót về cân nặng hàng hóa, hay thông tin sai lệch trên tờ khai, thiếu chứng từ cần thiết…lúc đó doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh bổ sung chứng từ hợp lệ. Dẫn đến container lưu trữ tại cảng dài hơn và phải trả thêm chi phí Storage.

Hàng hóa không được nhận hoặc giao đúng thời hạn: Vì một nguyên nhân nào đó như vấn đề tài chính, hay vận chuyển nội địa… người nhập không thể nhận hàng đúng lịch trình cũng làm cho hàng hóa bị lưu lại tại cảng/kho, dẫn đến phát sinh phí lưu kho.

nguyen-nhan-dan-den-storage-charge.png

Thay đổi kế hoạch vận chuyển: trong quá trình vận chuyển hàng hóa có những phát sinh thay đổi đột xuất như thay đổi phương thức vận chuyển, thời gian giao hàng, lịch trình chạy của tàu… làm hàng hóa phải lưu lại chờ ở kho bãi lâu hơn dự kiến, sẽ phát sinh chi phí lưu kho.

Thiếu nhân lực hoặc phương tiện vận chuyển: vào mùa cao điểm, lượng hàng hóa vận chuyển nhiều dẫn tới thiếu tài xế, xe tải, hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp tại thời điểm giao nhận cũng dẫn đến tình trạng hàng hóa phải lưu lại kho bãi.

Hiểu rõ những nguyên nhân thường gặp, doanh nghiệp sẽ chủ động để phòng tránh, hạn chế để tránh phát sinh phí Storage Charge không mong muốn. Chuẩn bị chứng từ và thực hiện các thủ tục Hải Quan một cách chính xác và kịp thời.

>> Xem thêm: Local Charge (LCC) Là Gì? Cách Tính Phí Local Charge Thường Gặp

4. Tác động của chi phí lưu kho Storage Charge đến doanh nghiệp

Chi phí tăng cao: Phí lưu kho phát sinh, tăng cao ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận, giá thành của sản phẩm doanh nghiệp.

Hiệu quả vận hành giảm: thời gian lưu kho kéo dài sẽ làm quá trình vận chuyển hàng hóa tăng lên, dây chậm trễ trong quá trình sản xuất, giao hàng, trải nghiệm người dùng.

Quản lý hiệu quả Storage Charge, tránh phát sinh nhiều chi phí thì doanh nghiệp Quản lý tốt thời gian và quy trình lưu kho giúp giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

5. Phân biệt phí DEM và Storage Fee

Đây là 2 loại phí rất dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người, chúng có 1 số điểm khác biệt nhau như sau:

- Phí Storage Charge

Phí lưu trữ container tại bãi cảng, phát sinh khi container lưu tại cảng quá thời gian miễn phí cho phép.

Khách hàng thanh toán trực tiếp khoản phí này cho đơn vị quản lý cảng mà không qua trung gian là hãng tàu.

Thời gian miễn phí Storage Charge và mức phí cụ thể sẽ thay đổi tùy theo quy định của từng cảng hoặc hãng tàu, phụ thuộc vào khu vực địa lý và loại hình vận tải.

Phí được tính dựa trên số ngày lưu trữ vượt mức và đơn giá áp dụng cho từng ngày.

- Phí DEM (Demurrage)

Là phí lưu container tại bãi cảng nhưng được thu bởi hãng tàu thay vì cảng.

Hãng tàu sẽ thu phí DEM từ khách hàng và nộp lại cho cảng theo các thỏa thuận đã ký kết giữa hai bên.

Mỗi hãng tàu có chính sách riêng về thời gian miễn phí DEM, thường từ 3 đến 5 ngày tùy theo điều kiện hợp đồng vận chuyển.

Phí DEM được áp dụng trên mỗi container và tăng dần theo số ngày vượt quá thời gian miễn phí.

Nếu khách hàng không giải phóng container khỏi bãi trong thời gian quy định, họ sẽ phải thanh toán phí DEM cho hãng tàu theo mức phí đã thỏa thuận.

Hiểu rõ phí DEM và phí Storage giúp bạn quản lý chi phí logistics một cách hiệu quả.

Trên đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã thông tin chi tiết tới bạn về phí Storage, cách tính phí, nguyên nhân dẫn tới phí lưu kho, và cách hạn chế phát sinh loại phí này. Hy vọng sẽ giúp ích cho công việc của bạn.

Xem thêm:

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sales xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán tổng hợp online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký