VGM là gì? Khai báo VGM như thế nào?

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Thầy Hoàng Anh Đức - Giám đốc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 4GS Việt Nam - Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Trung tâm Lê Ánh.

Có bao giờ bạn nghĩ để đảm bảo an toàn trên tàu người ta sẽ dùng đến VGM chưa? Vậy VGM là gì? Tại sao hàng hóa lại phải có phiếu VGM? Quy định nào về VGM? Và một điều quan trọng là bạn đóng vai trò là người xuất khẩu, bạn phải làm gì để tuân thủ theo quy định VGM, đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển? 

Trong bài viết dưới đây giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính VGM và khai báo VGM chi tiết. Cùng theo dõi nhé!

>>>>> Xem thêm: Kho ngoại quan là gì? Những quy định về kho ngoại quan

1. VGM là gì?

VGM (Verified Gross Mass) là quy định trong công ước SOLAS yêu cầu toàn bộ chủ hàng (Shipper) phải thực hiện việc xác định khối lượng container chứa hàng, quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016.

Mục đích chủ yếu của công ước Solas là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi tuyền viên trên tàu bao gồm cả hành khách.

Tại thời điểm được thông qua 01/11/1974 Solas 74 chỉ bao gồm các điều khoản và 9 chương trong đó gồm 1 chương quy định chung và 8 chương kỹ thuật. Các điều khoản nêu ra các quy định chung về các thủ tục ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua, tán thành, có hiệu lực, hủy bỏ, bổ sung, sửa đổi….đối với công ước các chương đưa ra các tiêu chuẩn đối với kết cấu tàu, trang thiết bị và khai thác tàu đảm bảo an toàn. Các điều khoản đã được sửa đổi bởi nghị định thư 1978.2.

công ước solas

Phạm vi hoạt động chủ yếu của Công ước Solas được thực hiện với tàu thương mại, tàu chở khách, nhìn chung đây là Công ước bảo vệ an toàn tính mạng cho con người do hãng tàu ký kết.

Công ước này không áp dụng với tàu quân sự, tàu gỗ thô sơ, tàu cá, tàu du lịch không có hoạt động thương mại, tàu có dung tích GT <500 và tàu có thiết bị đẩy (có động cơ).

>>>>> Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu

2. Tại sao hàng hóa xuất khẩu phải khai báo VGM?

Kiểm soát tình trạng quá tải của container trong vận tải biển

Nghĩ đi nghĩ lại thì hàng hóa XNK, VGM (phiếu cân) và công ước SOLAS có liên quan gì đến nhau?

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, công ước SOLAS sẽ quy định mọi vấn đề liên quan đến sự an toàn trên tàu từ trang thiết bị đến sự sắp xếp hàng hóa trên tàu. Hàng hóa của bạn trước khi đưa lên tàu phải được xác định trọng lượng (thông qua phiếu cần VGM), để hãng tàu sắp xếp hàng hóa hợp lí, tránh việc xếp hàng bị chênh lệch giữa bên trái – phải, đầu tàu, thân tàu và đuôi tàu, dễ gây đắm tàu.

Nếu không biết trước trọng lượng hàng hóa trong container thì sẽ khó kiểm soát được trọng lượng hàng hóa trên tàu. Vì vậy phiếu cân VGM có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất khẩu.

Trách nhiệm trong việc thực hiện và lập VGM của một container chứa hàng hóa là của người gửi hàng (Shipper) trên vận đơn của hãng tàu (the Ocean Carrier Bill of Lading)

Người gửi hàng có trách nhiệm cung cấp VGM đến hãng tàu hay tại cảng theo đúng quy định của SOLAS. Thời hạn trình VGM theo quy định trên booking. Trong trường hợp VGM vượt quá quy định thì container không được xếp lên tàu. Nếu chủ hàng không cung cấp VGM  hoặc khai báo sai khối lượng container hàng hóa thì mọi chi phí phát sinh sẽ do chủ hàng chịu trách nhiệm.

3. Phiếu cân - VGM form và quy trình xác nhận VGM cho hàng container và hàng lẻ

Phiếu cân VGM phải thể hiện được container đã đóng hàng nặng bao nhiêu, khối lượng này sẽ gồm 2 phần: vỏ container + hàng hóa bên trong.

3.1. Cách tính VGM

Vì vậy có 2 cách tính VGM như sau:

Cách 1: Cân toàn bộ lượng hàng trước khi đóng vào container, sau đó cộng thêm khối lượng vỏ container nữa, thì sẽ có số liệu cần thiết.

Cách 2: Cân cả xe container hàng, sau đó cân xe không có container hàng (đã hạ xuống cảng). Lấy số liệu trừ đi sẽ biết container hàng nặng bao nhiêu.

VGM là gì

Tất nhiên, để có số chính xác thì địa điểm cân phải đảm bảo khách quan, trung thực. VGM có cho phép sai số, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể, ở một số nước được phép sai số trên dưới 5% trọng lượng hàng hóa.

phiếu cân VGM

Bài viết tham khảo: Khóa Học xuất nhập khẩu ở Hà Nội

3.2. Thông tin bắt buộc khai báo VGM

Ocean Carrier Booking Number / Số Booking vận tải biển của hãng tàu

Container Number / Số container

Verified Weight / Trọng lượng xác minh

Unit of Measurement / Đơn đo lường

Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading) / Bên chịu trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)

Authorized Person / Người được uỷ quyền

3.3. Thông tin khai bổ sung

Có thể bổ sung thêm các thông tin khác, tất nhiên là không bắt buộc gồm:

Weighing Date / Ngày cân

Shipper’s Internal Reference / Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng

Weighing Method / Cách tính VGM

Ordering Party / Bên mua

Weighing Facility / Dụng cụ cân

Country of Method 2 / Nước (trong trường hợp dùng cách 2)

Documentation Holding Party / Bên giữ chứng từ

3.4. Quy trình xác nhận VGM

Với hàng container (FCL) và hàng lẻ (LCL) sẽ có quy trình xác nhận VGM khác nhau:

Hàng container đóng tại kho làm theo quy trình như sau:

Bước 1: Đăng ký cân hàng tại kho

Bước 2: Chủ hàng hoặc công ty forwarder/ logistics phối hợp cùng bộ phận cân hàng ở khi giám sát việc cân VGM.

Bước 3: Kho hàng cấp 2 bản VGM gồm: 1 bản VGM do chủ hàng giữ và 1 bản lưu giữ tại kho.

Ở bước này, nếu VGM cân được vượt quá trọng lượng tối đa (max gross weight) thì chủ hàng phải bỏ bớt hàng và khi cân đạt trọng lượng tiêu chuẩn VGM, hàng mới được bốc xếp lên tàu.

Bước 4: Chủ hàng sẽ đưa phiếu cân (Phiếu VGM) cho hãng tàu.

Với hàng container đóng tại bãi.

Bước 1: Đóng tiền phí cho thương vụ cảng  hoặc phát hành chứng từ TCT, nhận hóa đơn và phiếu xuất nhập bãi

Bước 3: chủ hàng nhập phiếu xuất nhập bãi cho nhân viên để tiến hành cân container

Bước 3 và bước 4 tương tự như trên.

3.5. Với hàng lẻ LCL

Bước 1: Chủ hàng đóng tiền tại thương vụ cảng để nhận phiếu xuất nhập khẩu (nhận hàng và cân hàng)

Bước 2: Chủ hàng nộp phiếu xuất nhập kho cho để cân hàng. Sau khi cân và xác định được VGM thì nộp phiếu đó cho đơn vụ vận chuyển.

Mong rằng những thông tin về phiếu VGM sẽ giúp bạn nắm rõ các thông tin được trình bày trên chứng từ, về cách tính và các vấn đến liên quan.

Các bạn có thể theo dõi chi tiết những hướng dẫn của chuyên gia xuất nhập khẩu qua video dưới đây:

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 
 
5.0
(10 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
26/04/2023

13/04/2023

27/04/2023

18/07/2023

25/04/2023

26/08/2023

10/02/2023

14/07/2023

20/02/2023

23/09/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký