Kiểm Tra Chuyên Ngành Là Gì? Quy Trình, Danh Mục Hàng Hóa Cần Kiểm Tra

Kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là khâu quan trọng nhằm đảm bảo hàng hóa tuân thủ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn chất lượng trước khi thông quan hàng hóa. Vậy kiểm tra chuyên ngành là gì? Quy trình, danh mục hàng hóa cần kiểm tra như thế nào cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau để giúp doanh nghiệp dễ dàng chuẩn bị và tuân thủ các quy định pháp lý.

Kiểm Tra Chuyên Ngành Là Gì?

1. Kiểm tra chuyên ngành là gì?

Theo khoản 10, điều 3, nghị định 85/2019/NĐ-CP:

“Kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, đánh giá, xác định hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Việc kiểm tra chuyên ngành cần thực hiện trước khi tiến hành thông quan hàng hóa xuất/ nhập khẩu.

Mục tiêu của kiểm tra chuyên ngành là đảm bảo an toàn, chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, cũng như an ninh quốc gia.

>> Xem thêm: Giấy Chứng Nhận Hun Trùng (Fumigation Certificate) Là Gì?

2. Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành

Danh mục hàng hóa phải quản lý chuyên ngành được quy định cụ thể thông qua các văn bản pháp luật (tùy từng thời điểm có thể điều chỉnh, sửa đổi).
Một số thủ tục kiểm tra chuyên ngành thường thấy: kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, Khai báo hóa chất, công bố hợp quy,…

>> Xem thêm: CCC Là Gì? Quy Trình Nhận Chứng Nhận Bắt Buộc Trung Quốc CCC

»»» Để hiểu nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo các bài viết học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi.

Dưới đây là Văn bản quy định về hàng hóa cần có quản lý chuyên ngành (cập nhật đến tháng 07/2024):

Hạng mục kiểm tra chuyên ngành

Văn bản quy định

Nội dung văn bản

Hàng hóa phải kiểm dịch

Nghị định 89/2018/NĐ-CP

Hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

Hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm

Thông tư 28/2021/TT-BYT

Danh mục thực phẩm, phụ gia, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng phải kiểm tra khi nhập khẩu



Quyết định 1182/QĐ-BCT 2021

Danh mục mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng

Thông tư 12/2022/TT-BGTVT

Quy định Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT

Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Quyết định 1182/QĐ-BCT 2021

Danh mục mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành

Quyết định 3115/QĐ-BKHCN 2020

Sửa đổi Quyết định 3810/QĐ-BKHCN về Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của Bộ KHCN

Quyết định 3810/QĐ-BKHCN 2019

Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN

Quyết định 9981/QĐ-BCA 2019

Công bố mã số HS Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ Công an

Thông tư 08/2019/TT-BCA

Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn của Bộ Công an

Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH

Danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ LĐTBXH

Hàng hóa phải kiểm tra đo lường

Quyết định 2284/QĐ-BKHCN 2018

Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu khi nhập khẩu

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra quy chuẩn, tiêu chuẩn

Thông tư 01/2021/TT-BTTTT

Sửa đổi Thông tư 11/2020/TT-BTTTT Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 của Bộ TT&TT

Thông tư 11/2020/TT-BTTTT

Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ TT&TT

Thông tư 19/2019/TT-BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Quyết định 765/QĐ-BCT 2019

Công bố danh mục mặt hàng (kèm theo mã HS) đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành

Văn bản 17/VBHN-BCT 2017

Hợp nhất Thông tư liên tịch về quản lý chất lượng thép trong nước và nhập khẩu

Thông tư 21/2017/TT-BCT

Quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may (trước khi lưu thông)

Thông tư 37/2013/TT-BCT

Quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Hàng hóa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng

Quyết định 1182/QĐ-BCT 2021

Danh mục mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành

Công văn 1316/BCT-TKNL 2018

Về kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu sau khi thông quan

Hàng hóa phải kiểm tra văn hóa phẩm

Thông tư 24/2018/TT-BVHTTDL

Danh mục hàng hóa XK, NK thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa

Hàng hóa phải kiểm tra an toàn bức xạ

Thông tư 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN

Hướng dẫn phối hợp kiểm tra, phát hiện, xử lý chất phóng xạ tại cửa khẩu

3. Vai trò của quản lý chuyên ngành

Kiểm tra, quản lý chuyên ngành đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu và logistics, đảm bảo hàng hóa tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia. Dưới đây là những vai trò chính của quản lý chuyên ngành:

Bảo vệ người tiêu dùng: Kiểm tra chuyên ngành giúp ngăn chặn hàng hóa không đạt tiêu chuẩn, gây nguy hại đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

Đảm bảo chất lượng và an toàn hàng hóa: Việc kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, và an toàn kỹ thuật giúp duy trì tiêu chuẩn hàng hóa, giảm thiểu rủi ro liên quan đến sản phẩm.

Bảo vệ môi trường: quản lý chuyên ngành yêu cầu phải kiểm tra các mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo rằng chúng không gây hại đến hệ sinh thái, đến môi trường.

Tăng cường an ninh quốc gia: Các sản phẩm tiềm ẩn rủi ro về an ninh (hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, hóa chất độc hại) được kiểm tra chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ gây mất an toàn quốc gia.

Hỗ trợ phát triển kinh tế: Bằng việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, kiểm tra chuyên ngành giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế, thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế.

Tuân thủ quy định quốc tế: Kiểm tra chuyên ngành giúp doanh nghiệp và quốc gia tuân thủ các thỏa thuận và quy định quốc tế, từ đó tạo sự tín nhiệm và hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Như vậy, kiểm tra, quản lý chuyên ngành góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, an toàn và tuân thủ quy định đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó bảo vệ lợi ích của các bên liên quan và cộng đồng.

4. Quy trình kiểm tra chuyên ngành

quy-trinh-kiem-tra-chuyen-nganh.png

Quy trình Kiểm tra chuyên ngành hàng Xuất khẩu

 

quy-trinh-kiem-tra-chuyen-nganh-1.png

Lưu ý:
(*): Việc khai báo kiểm tra chuyên ngành sẽ thuộc vào loại mặt hàng. Về danh sách chi tiết, tham khảo ở bảng danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành ở trên.
(**): Việc lấy mẫu kiểm tra sẽ phụ thuộc vào cơ quan quản lý kiểm tra chuyên ngành. Sẽ có 3 trường hợp:
+ Đem mẫu lên cơ quan kiểm tra
+ Kiểm tra tại nhà máy
+ Kiểm tra tại cảng

Quy trình Kiểm tra chuyên ngành hàng Nhập khẩu

quy-trinh-kiem-tra-chuyen-nganh-nhap-khau.png

 

Lưu ý:
(***): Trường hợp, cơ quan phụ trách lấy mẫu tại nhà máy thì cần làm thủ tục đưa hàng về bảo quản khi đó trạng thái tờ khai nhập (Đưa hàng về bảo quản) và hàng hóa lúc này không được đưa vào sản xuất/ lưu thông.
(****): Tờ khai chỉ được thông quan khi Doanh nghiệp nộp giấy xác nhận lô hàng đáp ứng điều kiện kiểm tra chuyên ngành, lúc này hàng hóa mới được đưa vào sản xuất/ lưu thông.

>> Xem thêm:

GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Certificate of Origin(C/O)
Phân tích chuyên sâu về SeaWay Bill (Giấy gửi hàng đường biển)

5. Các trường hợp không cần kiểm tra chuyên ngành

Theo Điều 22, NĐ 85/2019/NĐ-CP:

“2. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;
c) Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

3. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.”

Kiểm tra chuyên ngành giúp kiểm soát và bảo vệ người tiêu dùng, môi trường, cũng như an ninh quốc gia. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường gặp khó khăn trong việc hiểu rõ quy trình kiểm tra và danh mục hàng hóa cần phải thực hiện. Hy vọng qua bài viết trên Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp thêm những thông tin chi tiết về kiểm tra chuyên ngành là gì, quy trình thực hiện, và danh mục các mặt hàng cần được kiểm tra để giúp doanh nghiệp dễ dàng chuẩn bị và tuân thủ các quy định pháp lý.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

 

0.0
(0 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    0%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký