Sử dụng chứng thư bảo hiểm trong trường hợp mua bán ba bên để tránh tiết lộ giá cả mua, bán

Lời dẫn: Cách vận dụng chứng thư bảo hiểm để bên thứ ba trong mua bán ba bên như thế nào, tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nếu công ty đang mua bán ba bên, đóng vai trò như công ty trung gian, công ty bạn sẽ không muốn tiết lộ giá cả, mua bán cho bên thứ 3 biết. Vậy có cách nào để công ty trung gian có thể bảo mật được thông tin giá mua của lô hàng khi mà công ty phải gửi chứng thư bảo hiểm trong đó có thông tin liên quan đến trị giá đơn hàng.

Trong trường hợp này, cần xử lí như thế nào? Các chuyên gia XNK tại Lê Ánh sẽ đưa ra hướng giải quyết giúp bạn trong tình huống khó xử này qua bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L)

Sử dụng chứng thư bảo hiểm trong trường hợp mua bán ba bên

Sử dụng chứng thư bảo hiểm thì người dùng tránh được việc lộ thông tin, tìm hiểu thông qua trường hợp phân tích dưới đây.

Trong trường hợp mua bán ba bên theo điều kiện CIF, cùng với các nghiệp vụ như thay đổi hoá đơn, Packing List, switch vận đơn, thay đổi C/O… phải triển khai việc thay đổi Đơn bảo hiểm theo trị giá bảo hiểm mới của lô hàng.

Trader T mua hàng của Supplier S với giá CIF 1, sau đó bán lại cho Client với giá CIF 2 để kiếm lời. Supplier sẽ chuẩn bị bộ chứng từ gửi cho Trader, trong đó có Đơn bảo hiểm 1 được mua theo trị giá bảo hiểm V = CIF 1.

Nếu Trader dùng chính Đơn bảo hiểm 1 này gửi cho Client thì Client sẽ tính ra được giá CIF 1 mà Trader đã mua từ Supplier (vì trên Đơn bảo hiểm 1 có ghi rõ số tiền bảo hiểm bằng 110% trị giá hoá đơn). Lúc này, trader bị lộ giá mua. Do vậy, Trader khi nhận được Đơn bảo hiểm 1 này thì huỷ bỏ nó đi, đồng thời tiến hành mua bảo hiểm cho lô hàng với trị giá bảo hiểm V = CIF 2. Sau đó, gửi Đơn bảo hiểm 2 này cho Client. Như vậy, Trader sẽ giấu được giá CIF 1 đã mua từ supplier.

sử dụng chứng thư bảo hiểm trong mua bán hàng hóa quốc tế

Có thể dễ dàng thấy rằng khi Trader làm thế này, họ đã phí phạm số tiền phí bảo hiểm cho Đơn bảo hiểm 1, vì cuối cùng, nếu có tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm cũng chỉ đền bù đúng một lần mà thôi. Vậy nên, tốt nhất, ngay từ đầu Trader chỉ cần ký hợp đồng mua hàng theo giá CFR từ supplier và bán lại hàng theo giá CIF cho Client.

Trader tuyệt đối đừng nghĩ đến cách: Yêu cầu supplier mua bảo hiểm với giá CIF 2 và dùng Đơn bảo hiểm này gửi cho client. Vì, làm như vậy, Supplier tinh ý sẽ nhận ra trị giá CIF 2 không phải là trị giá theo hợp đồng giữa Trader và Supplier, và họ sẽ tính ra được giá CIF 2 – giá mà Trader đã bán cho Client. Lúc này, giá bán bị lộ!

Mong rằng những chia sẻ về lợi ích về chứng thư bảo hiểm trong việc bảo mật thông tin với bên thứ ba sẽ giúp bạn hiểu hơn và dễ dàng vân dụng trong thực tế.

»» Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết của giảng viên khóa học xuất nhập khẩu online tại Lê Ánh về Insurance Certificate - Chứng Thư Bảo Hiểm qua video dưới đây

Nếu bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia học xuất nhập khẩu cấp tốc ở tphcm tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế. học kế toán thuế online

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

5.0
(2 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
05/12/2023

01/12/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký