Tổng Hợp Mẫu Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Theo Thông Tư 39
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư, sản phẩm nhập khẩu, định mức được ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Gồm chi tiết về 5 mẫu và hướng dẫn cách lập chi tiết về 5 mẫu báo cáo quyết toán hải quan này, cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh theo dõi bài viết dưới đây nhé:
I. Mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL- Mẫu báo cáo quyết toán hải quan
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan - Mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Ghi chú khác:
- Bán thành phẩm được tạo ra từ nguyên liệu nhập khẩu chưa được thể hiện chi tiết tại biểu mẫu này, tổ chức, cá nhân theo dõi, lưu giữ và giải trình khi cơ quan hải quan kiểm tra tình hình sử dụng, báo cáo quyết toán hoặc khi tính thuế, tiêu thụ nội địa.
- Các ghi chú khác (nếu có)
Hướng dẫn cách lập mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL:
1. Thông tin nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.
2. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho, quản lý sản xuất. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan. Trường hợp tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm thì phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã
Cột (4): Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan.
Cột (5): Là lượng nguyên liệu, vật tư cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại;
Cột (6): Gồm lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm bán thành phẩm, thành phẩm để gắn với sản phẩm xuất khẩu thành sản phẩm đồng bộ) để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhập kho trong kỳ báo cáo; lượng nguyên liệu, vật tư nhận từ hợp đồng gia công khác chuyển sang; hàng nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đang đi trên đường chưa nhập kho tại cuối kỳ báo cáo; nhập lại kho khi dư thừa trên dây chuyền sản xuất; nhập kho sau khi thuê gia công lại; lượng nguyên liệu, vật tư của DNCX không làm thủ tục hải quan.
Cột (7): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng phải xuất trả đối tác ở nước ngoài, xuất sang nước thứ 3 hoặc xuất vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công cùng hoặc khác đối tác nhận gia công.
Cột (8): Là lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không được sử dụng vào sản xuất hàng xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại cột số 12 và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).
Cột (9): Là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đưa vào để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả phần nguyên liệu, vật tư đưa đi gia công lại
Cột (10): Là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế cấp bù do phần nguyên liệu, vật tư tiêu hao, hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất; xuất chuyển tiếp từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác hoặc lượng nguyên liệu, vật tư xuất kho mà chưa được chi tiết tại các cột (7), (8), (9) bao gồm nguyên liệu, vật tư thiếu hụt, hư hỏng mất mát do thiên tai, hỏa hoạn,....
Cột (11): Là lượng nguyên liệu tồn kho tại cuối kỳ báo cáo.
Cột (12): Điền số/ngày quyết định miễn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư bị hỏng hóc, mất mát do thiên tai, hỏa hoạn... Và các thông tin khác (nếu có)
3. Chỉ tiêu (13), (14):
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
Tham khảo: Khóa Học Khai Báo Hải Quan Chuyên Sâu
2. Mẫu 15a/BCQT-SP/GSQL - Mẫu báo cáo quyết toán hải quan
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan - Mẫu số 15a/BCQT-SP/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Ghi chú khác:
- Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa xuất kho thì ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu số…….
Ví dụ: Hàng hóa xuất khẩu thuộc tờ khai số.... chưa xuất kho.
- Các ghi chú khác (nếu có)
Hướng dẫn cách lập Mẫu số 15a/BCQT-SP/GSQL:
1. Thông tin nhập - xuất - tồn sản phẩm được lập trên cơ sở quản lý theo dõi sản phẩm để xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn.
2. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho. Lưu ý sử dụng mã sản phẩm theo quản trị doanh nghiệp để khai báo trên tờ khai xuất khẩu.
Cột (4): Là đơn vị tính của sản phẩm được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan.
Cột (5): Là lượng sản phẩm tồn cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại.
Cột (6): Là lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ báo cáo gồm sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất trong kỳ nhập kho thành phẩm; sản phẩm gia công lại; sản phẩm đã xuất khẩu nhưng bị khách hàng trả lại;...
Cột (7): Là lượng sản phẩm có sử dụng nguyên liệu, vật tư từ nguồn nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà được chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, tiêu hủy (trường hợp tiêu hủy giải thích rõ tại cột số 11 và cung cấp hồ sơ kèm theo nếu có).
Cột (8): Là lượng sản phẩm có sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thực tế đã xuất kho để xuất khẩu.
Cột (9): Trong trường hợp xuất kho chưa được chi tiết tại các cột (7), (8) bao gồm bao sản phẩm xuất kho để xuất khẩu nhưng chưa đăng ký tờ khai; xuất cho nghiên cứu sản phẩm, hư hỏng mất mát do thiên tai, hỏa hoạn...
Cột (10): Là lượng sản phẩm tồn tại kho cuối kỳ báo cáo.
Cột (11): Điền số/ngày quyết định miễn thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư bị hỏng hóc, mất mát do thiên tai, hỏa hoạn... và các thông tin khác (nếu có)
3. Chỉ tiêu (12), (13):
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
3. Mẫu 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL - Mẫu báo cáo quyết toán hải quan
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan - Mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Ghi chú khác:
- Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa xuất kho thì ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu số....
- Các ghi chú khác (nếu có)
Hướng dẫn cách lập Mẫu số 15b/BCQT-NLVTNN/GSQL
1. Thông tin nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu, vật tư được lập trên cơ sở quản lý theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.
2. Số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán là số liệu theo dõi, quản lý tại kho của tổ chức, cá nhân đặt gia công.
3. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho, quản lý sản xuất. Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan;
Cột (4): Là đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan;
Cột (5): Là lượng nguyên liệu, vật tư cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại.
Cột (6): Là lượng nguyên liệu, vật tư tái nhập sau khi đã xuất khẩu để thuê gia công.
Cột (7): Là lượng nguyên liệu, vật tư mua tại nội địa, nước ngoài, DNCX để làm nguyên liệu, vật tư cho hoạt động đặt gia công.
Cột (8): Là lượng nguyên liệu, vật tư xuất kho để xuất khẩu dùng cho sản xuất sản phẩm.
Cột (9): Là lượng nguyên liệu, vật tư đã xuất khẩu nhưng được bán, biếu, tặng, tiêu hủy, thiên tai, hỏa hoạn tại nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan
Cột (10): Là lượng nguyên liệu tồn tại kho cuối kỳ báo cáo.
4. Chỉ tiêu (12), (13):
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
>>>>> Tham khảo thêm:
- Những Lỗi Thường Gặp Khi Khai Báo Hải Quan Điện Tử
- Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu Hàng Gia Công
- Khai Báo Hải Quan Hợp Đồng Gia Công Trên Ecus5 Vnaccs
- Tổng Hợp Phím Tắt Khi Khai Báo Hải Quan Trên ECUS5 VNACCS
- Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan
IV. Mẫu 15c/BCQT-SPNN/GSQL - Mẫu báo cáo quyết toán hải quan
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan - Mẫu số 15c/BCQT-SPNN/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Hướng dẫn cách lập mẫu số 15c/BCQT-SPNN/GSQL:
1. Thông tin nhập - xuất - tồn kho sản phẩm được lập trên cơ sở quản lý theo dõi sản phẩm nhập khẩu của hàng hóa đặt gia công nước ngoài trên hệ thống sổ sách kế toán theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính và theo nguồn nhập kho.
2. Số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán là số liệu theo dõi, quản lý tại kho của tổ chức, cá nhân đặt gia công.
3. Hướng dẫn chỉ tiêu lập báo cáo quyết toán:
Cột (2): Là mã của sản phẩm do doanh nghiệp tự xây dựng để quản lý nhập - xuất - tồn kho.
Lưu ý, sử dụng mã theo quản trị của doanh nghiệp khi khai báo trên tờ khai hải quan;
Cột (4): Là đơn vị tính của sản phẩm được sử dụng trong quản lý sản xuất, giao dịch mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài và được khai trên tờ khai hải quan;
Cột (5): Là lượng sản phẩm cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại;
Cột (6): là lượng sản phẩm gia công nhập khẩu từ nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan
Cột (7): Là lượng sản phẩm gia công xuất kho trong kỳ.
Cột (8): Là lượng sản phẩm tồn tại kho cuối kỳ báo cáo.
Cột (9): Khai lượng sản phẩm chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài, DNCX, khu phi thuế quan và các ghi chú có liên quan khác (nếu có).
4. Chỉ tiêu (10), (11):
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
V. Mẫu 16/ĐMTT/GSQL
Mẫu báo cáo quyết toán hải quan - Mẫu số 16/ĐMTT/GSQL được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Hướng dẫn cách lập Mẫu số 16/DMTT-GSQL
Cột (2): Mã sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với mã sản phẩm đã khai trên tờ khai hải quan
Cột (3): Tên sản phẩm xuất khẩu tại cột này phải thống nhất với tên sản phẩm xuất khẩu đã khai trên tờ khai hải quan
Cột (4): Đơn vị tính của sản phẩm xuất khẩu: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan.
Cột (5): Mã của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm. Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì phải thống nhất với mã nguyên liệu, vật tư đã khai trên tờ khai hải quan
Cột (6): Tên của nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả nhập khẩu, mua trong nước) để sản xuất ra 01 đơn vị sản phẩm.
Cột (7): Đơn vị tính của nguyên liệu, vật tư: sử dụng thống nhất với mã đơn vị tính doanh nghiệp quản lý tại nhà xưởng sản xuất, với đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai hải quan
Cột (8): Lượng nguyên liệu, vật tư thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm lượng nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm và lượng nguyên liệu, vật tư tiêu hao, tạo thành phế liệu, phế phẩm.
Định mức thực tế của một đơn vị sản phẩm theo từng nguyên liệu, vật tư = Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu chia cho tổng số lượng sản phẩm thu được
Trong đó:
- Tổng lượng nguyên liệu, vật tư đã dùng để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu bằng tổng lượng nguyên liệu, vật tư đưa vào để sản xuất sản phẩm trừ lượng nguyên liệu vật tư thu hồi và lượng nguyên liệu, vật tư đang dở dang trên dây chuyền tính tới thời điểm xác định định mức để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
- Tổng số lượng sản phẩm thu được: là tổng số lượng thu được cho tới thời điểm xác định định mức.
Cột (9): Trường hợp nguyên liệu mua trong nước điền "X"; trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để trống; trường hợp vật tư không xây dựng được định mức điền "KXDĐM".
2. Chỉ tiêu (10), (11):
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, không tiếp nhận được báo cáo quyết toán thì phải điền đầy đủ thông tin tại ô này.
Mong rằng bài viết về Tổng Hợp Mẫu Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Theo Thông Tư 39 của chúng tôi đã hữu ích với bạn nếu bạn đang tìm hiểu về thủ tục hải quan, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các vấn đề về Logistics.
Đối với các bạn đang làm việc tại doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu (SXXK), gia công, chế xuất , yêu cầu xây dựng định mức, sử dụng nguyên vật liệu và báo cáo quyết toán, bạn có thể tham khảo khóa học báo cáo quyết toán hải quan của trung tâm Lê Ánh, với cam kết hỗ học viên thành thạo cách xử lý và lên báo cáo quyết toán cho doanh nghiệp.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu online, Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội & khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855/0986970077.
Từ khóa liên quan: