Trách Nhiệm Vận Tải, Ý Nghĩa Giành Quyền Vận Tải Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

Khi đàm phán hợp đồng ngoại thương, nếu doanh nghiệp Việt Nam phó mặc để đối tác nước ngoài nắm quyền vận chuyển hàng hóa quốc tế, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có những thiệt thòi nhất định. Để nắm quyền làm chủ vận tải hàng hóa, doanh nghiệp cần hiểu rõ về trách nhiệm vận tải và ý nghĩa giành quyền vận tải trong hợp đồng ngoại thương. Vấn đề này được XNK Lê Ánh chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>>> Xem thêm: Nghệ Thuật Đàm Phán Win Win Trong Hợp Đồng Ngoại Thương

1. Thực tế về việc lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam

Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp đều muốn bán FOB và mua CFR hoặc CIF do:

+ Thói quen (tập quán)

+ Không nắm rõ phạm vi trách nhiệm giữa người bán và người mua giữa các điều kiện giao dịch như FOB, CFR/CIF.

+ Không thấy hết được ý nghĩa của việc “giành quyền vận tải”

+ Chủ quan: nghiệp vụ thuê tàu còn hạn chế

+ Chính sách khuyến khích xuất khẩu không có tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng, đặc biệt là chính sách thuế

+ Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, các văn bản dưới luật chưa hoàn chỉnh và chưa giải thích rõ ràng.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã chủ động giành quyền vận tải, từ bán FOB chuyển sang bán CFR hoặc CIF. Từ mua CFR/CIF này chuyển sang mua EXW / FCA/FOB

trách nhiệm vận tải và ý nghĩa giành quyền vận tải


2. Ý nghĩa của việc giành quyền vận tải trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

Việc phân chia trách nhiệm về vận tải giữa người mua và người bán như thế nào phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

Việc lựa chọn điều khoản incoterms nhằm xác định sự phân chia:

- Chi phí vận tải và việc tổ chức chuyên chở

- Sự di chuyển quyền sở hữu hàng hòa tại thời điểm nào

- Sự di chuyển rủi ro và tổn thất hàng hóa từ người bán sang người mua như thế nào

Như vậy, bên nào giành được quyền về vận tải sẽ được phép lựa chọn:

- Tuyến đường chuyên chở

- Phương pháp chuyên chở

- Người chuyên chở

Thuận lợi:

- “ Giành được quyền về thuê tàu” có cơ hội sử dụng đội tàu trong nước, từ đó giúp các doanh nghiệp dịch vụ logistics/ forwarder phát triển, kéo theo sự phát triển của ngành logistics Việt Nam.

- Có khả năng sử dụng trực tiếp các dịch vụ của các cơ quan thuê tàu, giao nhận, bảo hiểm;

- Giành thế chủ động trong tổ chức chuyên chở và giao nhận nếu hợp đồng ngoại thương không có qui định thời hạn giao hàng một cách chính xác;

- Tiết kiệm được chi phí thuê;

- Chủ động trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Khó khăn:

Có thể nói, phần lớn các trường hợp giành được quyền về vận tải đều có lợi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cũng không ít khó khăn nếu gặp phải một trong các nguyên nhân sau:

- Dự kiến thấy giá cước thuê tàu trên thị trường thuê tàu có xu hướng tăng so với thời kỳ ký hợp đồng mua bán và ổn định ở mức cao trong thời gian dài

- Dự kiến thấy những khó khăn trong việc thuê tàu để chuyên chở hàng hóa qui định trong hợp đồng mua bán

- Tính toán thấy rằng hiệu số giữa giá bán CIF và FOB do người nhập khẩu nước ngoài đặt mua không bù đắp được F và I thực tế bỏ ra khi bán CIF. Hoặc hiệu số giữa giá nhập CIF do người xuất khẩu nước ngoài chào bán và giá FOB thấp hơn tổng F và I thực tế chi ra.

Công thức:

Mxk = CIF –I-F = C + m

Mnk = FOB + I + F < CIFnk

Mxk là tổng số tiền thu được sau khi đã trừ các chi phí để xuất khẩu

Mnk là tổng chi phí bỏ ra để nhập khẩu một lô hàng

m là phần thu thêm sau khi thực hiện các dịch vụ về vận tải F và bảo hiểm I

- Khách hàng ràng buộc việc ký hợp đồng mua bán với vấn đề “ giành quyền vận tải”, trong khi đó ta thấy cần thiết phải ký hợp đồng mua bán loại hàng nhất định.

- Luật pháp hoặc tập quán qui định bắt buộc việc phân chia “thuê tàu” giữa người xuất khẩu và nhập khẩu trong việc mua bán một mặt hàng nhất định.

Thực tế hoạt động ngoại thương chỉ cho chúng ta một số bài học kinh nghiệm sau đây:

- Phải luôn gắn chặt giữa nghiệp vụ xuất nhập khẩu với nghiệp vụ vận tải. Nếu tách rời hai nghiệp vụ này sẽ đưa đến những khó khăn, thậm chí những thiệt hại lớn.

- Khi giành được quyền về vận tải hoặc quyền thuê tàu, không được để đối phương ràng buộc quá đáng về vấn đề vận tải. Những ràng buộc quá đáng đó thường gây tổn hại đến quyền lợi của chúng ta.

- Nếu phải nhường quyền về vận tải hoặc quyền thuê tàu cho đối phương, thì phải có những biện pháp bảo vệ quyền lợi của mình . Chúng ta phải cố gắng quy định đầy đủ chặt chẽ và hợp lý những điều khoản về vận tải trong hơp đồng và phải tính toán đầy đủ yếu tố vận tải trước khi quyết định ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.

Trên đây là những chia sẻ thực tế về vấn đề trách nhiệm vận tải & ý nghĩa trong việc giành quyền vận tải đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mong rằng bài viết này của Xuất nhập khẩu Lê Ánh hữu ích với bạn.

Bài viết được cố gắng từ đội ngũ giảng viên đang giảng dạy Khóa học Mua hàng & Bán hàng quốc tế & khóa học xuất nhập khẩu tổng hợp tại XNK Lê ÁNh.

XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nộikhóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu onlinebạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hotline: 0904848855/0966199878

Bài viết xem nhiều:

Kho Trung Chuyển Là Gì? Nhập Xuất Kho Trung Chuyển Là Gì?

Khóa học purchasing mua hàng quốc tế

OPS Là Gì? Mô Tả Công Việc Nhân Viên Hiện Trường Xuất Nhập Khẩu

5.0
(2 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
30/11/2023

21/06/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký