Quy Trình Nhập Khẩu Xe Nâng

Quy trình nhập khẩu xe nâng được thực hiện theo 4 bước: đăng ký đăng kiểm, mở tờ khai và mang hàng về bảo quản, thực hiện kiểm tra xe thực tế, cuối cùng là thanh toán chi phí, nhận kết quả đăng kiểm và thông quan.

Để tìm hiểu chi tiết về Cách thức thực hiện quy trình nhận khẩu xe nâng cụ thể như nào? Các vấn đề cần lưu ý khi làm hàng là gì? bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây:

I. Mã HS và thuế nhập khẩu xe nâng

Xem thêm: HS code là gì? Cách tra mã HS code chính xác nhất

1. Mã HS của xe nâng

Xe nâng được phân làm 3 loại xe nâng bao gồm: Xe nâng tay, xe nâng điện và xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong. Các loại xe sẽ tương ứng với các loại mã HS code cụ thể như sau:

+ Xe nâng tay (hs 84279000)

+ xe nâng điện (84271000)

+ xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong (84272000).

Tương ứng với các loại xe nâng khác nhau, xe nâng sẽ được đăng ký đăng kiểm ở các cơ quan đăng kiểm tương ứng. Cụ thể, đối với xe nâng tay, xe nâng người sẽ được đăng ký tại phòng công nghiệp, cục đăng kiểm. Đối với các loại xe nâng hàng chạy bằng điện và bằng động cơ đốt trong sẽ được đăng ký KTCL ở Cục Đăng kiểm.

Thuế nhập khẩu xe nâng sẽ được áp dụng với mức Thuế nhập khẩu 0%, VAT 10%.

2. Căn cứ pháp lý về nhập khẩu xe nâng

- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013: Các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không có tên trong danh mục hàng hóa nhập khẩu bị cấm.

- Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016: quy định rằng những dòng nhập khẩu xe nâng người, xe cẩu đã qua sử dụng.

- Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải

- Phụ lục II, ND 69/2018 về Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu

- Công văn số 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019 trả lời các vướng mắc thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có vướng mắc liên quan đến mặt hàng xe nâng.

nhap-khau-xe-nang-1

Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?

II. Quy trình nhập khẩu xe nâng

Bước 1: Đăng ký đăng kiểm xe nâng

Hiện nay, để thuận tiện cho quá trình đăng ký nhập khẩu xe nâng, chúng ta có thể áp dụng theo 2 hình thức thức:

Hình thức 1: Đăng ký bằng hồ sơ giấy

Khi thực hiện đăng ký bằng hồ sơ giấy, bạn cần chuẩn bị các chứng từ sau:

Hình thức 2: Đăng ký bằng hồ sơ Online (Chỉ áp dụng với Cục Đăng kiểm)

Để đăng ký hồ sơ online, cá nhân (tổ chức) làm tờ khai cần phải Đăng ký tài khoản một cửa tại website: https://vnsw.gov.vn/.

Quy trình cụ thể như sau: Đăng nhập ⇒ Chọn Cục Đăng kiểm ⇒ Quản lý hồ sơ ⇒ Thêm mới hồ sơ.

Bước 2: Mở tờ khai và mang hàng về bảo quản

Sau khi nhận được thông tin về số đăng ký, mở tờ khai chúng ta sẽ tiếp tục Đăng ký mang hàng về kho bảo quản. Thực hiện đăng ký theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Lưu ý các giấy tờ để xin mang hàng về bảo quản bao gồm:

+ Sơ đồ kho thiết kế khu vực lưu kho bãi

+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho, bãi (Hợp đồng thuê kho, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Bước 3: Thực hiện kiểm tra thực tế xe nâng

1. Doanh nghiệp đăng ký thời gian và địa điểm kiểm tra với cục đăng kiểm

2. Cục đăng kiểm tiếp nhận và phân công cán bộ kiểm tra, thông báo cho Doanh nghiệp ngày thực hiện kiểm tra.

3. Trong quá trình kiểm tra, Doanh nghiệp sắp xếp người vận hành máy

4. Kết thúc kiểm tra, ký biên bản nghiệm thu

Bước 4: Thanh toán chi phí, nhận kết quả đăng kiểm và thông quan

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra Xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.

2. Doanh nghiệp thanh toán chi phí và nhận kết quả kiểm tra

3. Nộp chứng chỉ chất lượng cho chi cục Hải quan thông quan lô hàng.

III. Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình làm hàng nhập khẩu xe nâng

1. Các thông tin trên chứng từ phải được thể hiện rõ ràng, bao gồm các thông tin dữ liệu về:

+ Nhãn hiệu (Trademark)

+ Kiểu loại (Model)

+ Số khung (Chassis no)

+ Số máy (Engine no)

+ Xuất xứ (Origin)

+ Hiện trạng: Máy mới (new)/ máy cũ (used).

2. Lưu lại hình ảnh số khung số máy thực tế để đối chiếu, tránh sai sót khi đăng ký sai thông tin.

3. Tài liệu kỹ thuật có thể hiện bản đồ nâng

4. Thời gian thực hiện đăng ký đăng kiểm

+ Nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ, DN nhận được kết quả đăng ký trong 1 ngày làm việc

+ Hồ sơ đăng ký không hợp lệ, bộ phận tiếp nhận phản hồi lại trong 1 ngày làm việc

+ Thời gian kiểm tra thực tế xe trong 1 ngày làm việc

+ Từ ngày nhận số đăng ký đến ngày kiểm tra thực tế xe nâng: không quá 15 ngày

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.

5. Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu (Phụ lục II, ND 69/2018)

6. Xe nâng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu.

Với những Quy trình nhập khẩu xe nâng và các vấn đề cần lưu ý trong quá trình làm hàng xe nâng mà Xuất nhập khẩu Lê Ánh - Lacco (Công ty dịch vụ logistics) vừa chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn theo dõi được quá trình làm thủ tục, hồ sơ khi nhập xe nâng.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu, và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khoá học xuất nhập khẩu: 0904848855/0966199878

Tham khảo thêm:

5.0
(5 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5
    100%
  • 4
    0%
  • 3
    0%
  • 2
    0%
  • 1
    0%
29/05/2023

03/10/2023

29/11/2023

14/05/2023

02/11/2023

Popup Image
Bình luận

Gửi

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904.84.8855

ho-c-phi-trung-ta-m-le-a-nh.jpeg
Đăng ký